Hấp dẫn và đầy lôi cuốn với lao động trẻ, không nhất thiết phải sở hữu một tấm bằng ĐH, CĐ, thành công hay thất bại của một seller được đo đếm bằng chính doanh thu mà họ mang đến cho công ty.
Bất cứ ai cũng hiểu rằng đội ngũ nhân viên bán hàng (salesman, seller) năng động và hiệu quả là yếu tố thành công chính cho sự phát triển thịnh vượng của hầu hết các công ty trong môi trường kinh doanh ngày nay. Chính vì vậy, nghề sales (bán hàng) đang trở thành một trong những nghề hấp dẫn và đầy lôi cuốn với lao động trẻ. Và hấp dẫn hơn, không nhất thiết phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng mới làm sales được. Bạn còn mong đợi gì hơn thế nữa?
Thành công hay thất bại của một nhân viên bán hàng được đo đếm bằng chính doanh thu mà họ mang đến cho công ty.
Nhân viên sales thường được biết đến như những người có tài ăn nói, lanh lợi và nhất là khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng (KH). Đạt được điều đó đòi hỏi mỗi người làm sales luôn phải nỗ lực trong công việc.
Tiềm năng nghề sales
Có không ít người có thái độ không tốt đối với những nhân viên sales bởi họ cho rằng những người đó là những người tiếp thị, chuyên gõ cửa từng nhà để ra bán những thứ hàng hóa ế ẩm, chất lượng thấp bằng cái giọng lưỡi vô cùng dẻo. Thậm chí, còn có người cho rằng những người làm sales là những “chuyên gia đeo bám” cho đến khi KH chấp nhận mua những hàng hóa chất lượng thấp của họ mới thôi. Họ cho rằng chỉ những người không có việc làm, những người trình độ thấp mới đi làm nghề này…
Nguyên nhân nảy sinh ra những thái độ chủ quan đó là do đã từng có một thời gian xuất hiện không ít những người bán hàng như vậy. Những người làm sales chuyên nghiệp gọi những người này là “con sâu làm rầu nồi canh”. Trên thực tế, ngày nay, nghề sales đang thu hút rất nhiều bạn trẻ năng động muốn thử sức với lĩnh vực kinh doanh buôn bán đầy tiềm năng.
Nhân viên Sales = cầu nối giữa khác hàng và sản phầm
Không ít người trong chúng ta luôn nghĩ, việc trở thành một salesman giỏi thực sự là một viễn cảnh xa vời, đặc biệt khi bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trái ngược với suy nghĩ ấy, trong chia sẻ của mình, những người kỳ cựu trong nghề lại có một viễn cảnh rộng mở cho bạn, nếu bạn thực sự thích làm sales.
Thị trường rộng mở cho phép KH có rất nhiều sự lựa chọn cùng một dòng sản phầm (SP) cho nhu cầu của mình. Nhân viên sales chính là một cầu nối liên kết giữa KH với SP của công ty mình. Ngoài khoản thu nhập cố định ra, phần trăm hoa hồng nhận được sau mỗi chữ kí của khách hàng sẽ đem đến cho seller một cuộc sống khá sung túc.
Được đánh giá là một trong những nghề năng động nhất hiện nay, sales thu hút không ít bạn trẻ, trong đó có không ít là giới sinh viên ngay từ khi còn đi học hay mới ra trường. Tùy vào từng công ty với những sản phẩm đặc thù mà yêu cầu có khác nhau cho các ứng viên. Tuy nhiên, nói chung thì điều kiện không quá cao, cơ bản là khả năng giao tiếp mềm dẻo, năng động, linh hoạt. Môi trường làm việc của nghề sales cũng rất sôi động vì sự cạnh tranh giữa các seller luôn luôn tồn tại. Họ cạnh tranh nhau bằng uy tín, năng lực số lượng đối tác tìm được cũng như khối lượng hàng hóa bán ra.
Salesman - Anh là ai?
Lực lượng bán hàng đóng vai trò quan trọng trong Marketing
Trong marketing, lực lượng bán hàng được xem là một công cụ truyền thông cá thể hiệu quả. Người bán hàng không chỉ truyền thông điệp đến KH về lợi ích và tính ưu việt của SP mà còn thu nhận lại phản hồi của KH về SP đó cho công ty. Điều này làm cho nhân viên bán hàng trở thành một công cụ truyền thông hữu hiệu nhất trong tất cả các công cụ truyền thông.
Nhân viên bán hàng là chiếc cầu nối giữa KH và doanh nghiệp. Người làm sales vừa phải bảo đảm lợi ích của công ty mình: bán được SP với đúng giá mang lại lợi nhuận, vừa phải chăm sóc quyền lợi của KH: mua được SP ở mức giá phải chăng, giúp họ sử dụng SP của mình một cách hiệu quả nhất và mang lại lợi ích cao nhất cho KH. Công việc của một salesman:
- Tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ với KH, đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh, marketing của ban lãnh đạo, báo cáo số lượng, phản hồi từ KH và tình hình kinh doanh.
- Lập và triển khai kế hoạch bán hàng, đốc thúc các bộ phận thực hiện theo đúng tiến độ đã cam kết.
- Cung cấp thông tin SP, khuyến mãi, và giá cả qua việc xác định các yêu cầu KH; tư vấn cho KH trong việc tìm địa điểm, ngân sách, tiến độ, chất lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng và lựa chọn phương án tối ưu.
- Liên lạc thường xuyên, thuyết trình phương án, theo đuổi và thuyết phục KH ký hợp đồng.
- Phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với KH, chủ động tìm kiếm nguồn KH mới...
Những tố chất cần có của 1 saleman
- Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt là những tố chất không thể thiếu của một nhân viên sales giỏi. Đặc biệt, trong kinh doanh SP vô hình như ngành dịch vụ, khi tạo dựng được mối quan hệ tốt với KH, bạn đã đạt được 80% cơ hội thành công. Vì thế kỹ năng mềm (kỹ năng lắng nghe, nắm bắt tâm lý KH, khả năng nói trước công chúng...) là một trong những yếu tố quan trọng nhất. (tạo link ở chữ tui tô vàng đó)
- Phải có kiến thức chuyên sâu về SP để "đụng đâu biết đấy" chứ không ú ớ khi KH thắc mắc. Phải làm cho SP của mình được đối tượng thấy nhiều ưu điểm so với các SP cùng loại khác. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì chỉ khi bạn hiểu bạn đang bán cái gì thi bạn mới bán được nó.
- Có vốn hiểu biết sâu rộng: Người làm sales không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy vì họ cần có khả năng tư vấn cho KH, họ phải biết cách nói như thế nào để tăng khả năng thuyết phục người nghe. Vì vậy, không những phải trau dồi hiểu biết về SP, dịch vụ của công ty, họ còn phải cập nhật kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệ thuật nữa. Ví dụ, để thắt chặt mối quan hệ với KH, nhân viên sales nên biết trò chuyện với KH về đề tài họ quan tâm, chắn chắn họ sẽ có nhiều thiện cảm tốt dành cho bạn. Và “9 người thì 10 ý”, vì vậy bạn nên chuẩn bị cho mình kiến thức ở nhiều lĩnh vực để có thể nói chuyện trong nhiều đề tài khác nhau mà KH quan tâm. Chính vì vậy, có thể nói rằng, nghề sales như một công việc đi kết bạn, đi chia sẻ những điều tốt nhất cho khách hàng của mình.
- Linh hoạt để nắm bắt nhu cầu của KH nhằm đáng ứng đúng cái mà họ đang cần. Năng động để hiểu tâm lý, khéo léo hướng KH lựa chọn SP của mình. Công đoạn từ tìm kiếm KH đến việc KH lựa chọn SP trải qua rất nhiều giai đoạn và khâu chuẩn bị. Bạn phải luôn bám sát tâm lý của KH để có thể phục vụ KH kịp thời.
Chuẩn bị cho mình những kiến thức chuyên sâu về sản phẩm
- Nhân viên sales thường xuyên chịu áp lực về doanh số, áp lực từ KH… Một thực tế đầy thách thức đối với nhân viên sales là họ phải chứng tỏ được khả năng của mình thông qua kết quả kinh doanh đạt được. Vì vậy nghề sales đòi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó. Họ còn phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề.
- Nhân viên sales là người có bản lĩnh cao. Họ luôn phải đối đầu với những cái lắc đầu, những lời từ chối và đôi khi là thái độ thiếu thiện cảm. Trong 10 lần chào hàng thì có lẽ chỉ có 1 lần KH đồng ý. Nếu là những người mới vào nghề thì thật khó khăn khi phải đương đầu với những lời từ chối ấy. Tuy nhiên, salesman chuyên nghiệp là người kiên trì, đôi khi là lì lợm và có bản lĩnh cao nên họ có thể vượt qua những sự từ chối đó.
- Mặt khác, công việc bán hàng cũng là một nghệ thuật nên mỗi seller cũng phải có tư chất riêng thì mới đem lại kết quả mong muốn. Ví dụ, vẻ bề ngoài của seller cũng là một trong những nhân tố giúp họ có được hợp đồng, thế nên, các seller thường "tút" lại ngoại hình sao cho "pro" một chút, đủ để họ tự tin, năng động trước những KH khó tính.
Học nghề sales ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ và các khóa học đào tạo, nâng cao kĩ năng bán hàng chuyên nghiệp tại các trung tâm như:
- Ở Hà Nội: Language Link Việt Nam - Corporate Link, Trung tâm Đào tạo Quản trị Kinh doanh Inpro, Công ty GK Corporation - Vietnam Learning...
- Ở TP.HCM: Trung tâm Giáo dục và Đào tạo StudyLink International, K.A.S Professional Sales Training, Thư viện Chuyên khảo Tiếp thị và Quảng cáo - VietNam Marcom, Trường Quản trị Tiên Phong (PSM), Học viện Giám đốc - Trường Doanh nhân PACE...
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tìm đọc các cuốn sách của những người thành công trong lĩnh vực này viết như: Kinh thánh về Nghệ thuật Bán hàng của Jeffrey Gitomer, Để trở thành người bán hàng xuất sắc của Jeffrey J. Fox, 100 ý tưởng bán hàng hay nhất mọi thời đại của Ken Langdon, Bán hàng tức thì của Cyril Charney, Người bán hàng một phút của Spencer Jonhson…
from http://binhphu.info
No comments:
Post a Comment