Lúc ấy, Tiểu Đặng, một nữ nhân viên kỹ thuật trẻ đã đưa ra kiến nghị: hãy mang số hàng tồn kho ra rồi cho in những lời cảnh báo như :’Xin bạn hãy tự trọng”. “Xin chớ làm phiền tôi”… hoặc những câu cách ngôn như “Nhường nhịn một bước để bay lên”… vào trước hoặc sau lưng áo, như vậy sẽ có thể mở đường tiêu thụ được, giúp xưởng tồn tại. Xưởng trưởng Ngụy Cảnh Lâm quyết định cho làm thử, rồi mang bán ra thị trường, đợi xem thế nào.
Một loạt hàng “Áo ông già” được in thêm những lời cảnh báo hay cách ngôn đã được tung ra thị trường với một cái tên khác rất hợp gu thanh niên là “Áo văn hóa”. Điều gây ngạc nhiên là việc tiêu thụ lại tốt đẹp ngoài sức tưởng tượng, trở thành “món hàng nóng” bán hết ngay. Nó đã lọt vào mắt xanh của thanh niên. Rồi hết đợt này đến đợt khác, “Áo ông già” được in thêm chữ đã được tung ra thị trường mà cung không đủ cầu. “Áo ông già “ bỗng chốc trở thành loại áo thời trang của lớp trẻ, nổi tiếng toàn quốc.
No comments:
Post a Comment