Taichinhkinhte


Get paid for your opinions! Click on the banner above to join Planet Pulse. Its totally free to sign up, and you can earn UNLIMITED. Find out more by visiting PLANET PULSE.

Search Here for EBooks

thanks

ichoice

Thursday, July 23, 2009

Giúp người chính là giúp mình





Hội Liên hiệp văn học thành phố Cẩm Châu cùng Đài truyền hình thành phố tổ chức một cuộc thi kể chuyện… Đánh giá kết quả cuộc thi, câu chuyện “Mất mà lại được tới bảy vạn đồng” được giải thưởng đặc biệt.

Chuyện kể rằng, cán bộ ở một thôn nọ muốn lãnh đạo đưa dân thoát khỏi nghèo đói, để làm giàu, bèn gom góp được bảy vạn đồng đến công ty thức ăn chăn nuôi mua thức ăn nuôi tôm hiệu “Phi Đạt”. nhưng do thức ăn loại này khá nổi tiếng, chất lượng tốt, cung không đủ cầu, nhà sản xuất đành cách một ngày bán một lần, mỗi lần chỉ bán trong nửa ngày. Vị cán bộ thôn kia quyết không chịu về tay trắng, nên quyết định ở lại nhà máy chờ. Nhưng có lẽ do buổi sáng đi quá mệt nên anh ta tựa vào cửa ngủ mất, gói tiền trong tay rơi xuống đất. Lúc đó, một cơn gió to đã thổi tung gói tiền bay ra khắp sân. Giám đốc công ty thấy vậy liền gọi mấy chục nhân viên ra tìm giúp, nhặt đủ bảy vạn, không thiếu một xu, giao lại cho ông cán bộ thôn vừa tỉnh ngủ. Rồi họ tự động làm ngoài giờ, bán cho ông loại thức ăn chăn nuôi hệu “Phi Đạt” theo yêu cầu cầu ông.

Sau khi câu chuyện này được giải, cả thành phố Cẩm Châu và những vùng nông thôn rộng lớn xung quanh đều hưởng ứng mạnh mẽ. Và thế là loại thức ăn chăn nuôi hiệu “Phi Đạt” của công ty thức ăn chăn nuôi này đã được toàn tỉnh biết đến. Liên tục mấy năm liền, công ty sản xuất cung không đủ cầu.

Bài học kinh doanh: Có rất nhiều hình thức quảng cáo, những quảng cáo làm cho người ta tin là sự thật có thể mang lại kiết quả rất bất ngờ.

Thực đơn kèm ảnh màu





Giám đốc một nhà hàng ở Bắc Kinh khi quan sát đã phát hiện, rất nhiều thực khách lần đầu đến nhà hàng khi chọn món thường tỏ vẻ khó chịu. Có người luôn hỏi phục vụ đủ thứ, ông mới hiểu ra rằng họ thường không biết các món ăn đó ra sao. Có người, sau khi nhận còn tỏ ra không hài lòng với món ăn. Họ không nói về chất lượng mà chỉ phàn nàn là nó không giống những gì mà họ tưởng tượng.

Ông ta nghĩ, khách quen thì không nói là gì, nhưng khách lạ thì khác, ấn tượng đầu tiên của họ đối với nhà hàng rất quan trọng. Vậy có cách gì để tránh gây ra những hiểu lầm? Về sau, qua các tạp chí, ông đã học được lối giới thiệu các món ăn một cách thật tuyệt vời: Trong bản thực đơn, cạnh mỗi tên một món ăn đều là một ảnh màu chụp món ăn đó, kèm theo lời giới thiệu thuyết minh rất rõ ràng. Chẳng những vậy, ông còn chọn ra một số món ăn có tính chất tiêu biểu của nhà hàng, dùng nhựa màu để chế tạo ra giống hệt như món ăn thật rồi bày trong tủ kính của nhà hàng. Sau khi biện pháp này được thi hành, chẳng những thực khách mới không phàn nàn gì, mà khách hàng quen cũng rất phấn khởi, doanh thu của nhà hàng cũng tăng lên rất nhiều.

Bài học kinh doanh: Phải làm cho khách mắt nhìn thấy, tay sờ thấy một cách rõ ràng, thì khách mới yên tâm mua hàng, yên tâm sử dụng. Nếu thực sự phục vụ tốt khách hàng, nhất định sẽ được đền đáp.

Saturday, July 18, 2009

Triệu vương học đánh xe ngựa

Triệu Tương Vương học đánh xe ngựa với Vương Tử Kỳ. Mới học được không lâu, Triệu Vương đã đòi thi đấu với Vương Tử Kỳ. Cả ba lần, ngựa của Triệu Vương đều thua. Triệu Vương ức lắm:

- Ngươi dạy trẫm đánh xe, nhưng lại không chịu truyền hết mọi bí kíp cho trẫm.

Vương Tử Kỳ tâu:

- Thần đã truyền hết mọi thứ cho bệ hạ rồi, chỉ là bệ hạ không biết áp dụng mà thôi. Khi đánh xe, điều quan trọng là phải làm sao cho ngựa thật thoải mái, cần tập trung trí lực để phối hợp nhịp nhàng với cử động của ngựa. Như vậy ngựa mới chạy nhanh được. Lúc bệ hạ rớt phía sau thì chỉ lăm lăm muốn đuổi kịp thần, còn khi bệ hạ đã vượt lên trước lại chỉ lo thần sẽ đuổi kịp. Kỳ thực, đua ngựa không phải là tính xem ai trước ai sau. Bệ hạ, dù ở trước hay ở sau, đều chỉ nghĩ làm thế nào để thắng cho được hạ thần, như vậy còn tâm trí đâu mà quan tâm đến ngựa nữa? Đấy mới chính là nguyên nhân khiến bệ hạ thua vậy.

Bài học kinh doanh:

Nhằm thẳng vào mục tiêu và không ngừng nỗ lực chính là qui tắc để kinh doanh thành công.

Chuyện ngụ ngôn kinh doanh "Chó và Chuột"


Một lũ chuột trèo lên bàn định ăn vụng thịt, không ngờ lại khiến con chó nằm cạnh bàn thức giấc. Chúng bèn dịu ngọt thương lượng với chó:

- Nếu anh im lặng thì bọn tôi sẽ chia cho anh một miếng thịt.

Chó nghiêm mặt, từ chối thẳng thừng:

- Bọn mày mau cút đi. bà chủ thấy thịt mất thì chắc chắn sẽ nghi ngờ ta.

Lúc đó, thì ta lại trở thành miếng thịt trên bàn chứ trả chơi!

Bài học kinh doanh: Đừng hợp tác với kẻ muốn lật đổ bạn! Khi họ hứa cho bạn một chút lợi ích, thì sau đó bạn mất rất nhiều thứ.

Bầy cừu và những con sói

Có một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc đầu, khí hậu rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái. Cũng chính vì thế mà lũ cừu trở lên lười biếng.

Rồi mùa đông đến, nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịu đựng nổi, nhiều con đã chết rét. Người chăn cừu rất lo lắng.

Anh ta suy nghĩ mãi, rồi đưa ra một giải pháp có vẻ liều lĩnh: thả vài con sói vào bầy cừu. Lúc này, bầy cừu cảm thấy tính mạng của chúng đang bị đe doạ nên không ngừng chạy chốn sự truy đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấy đã giúp chúng chống lại cái rét, và số cừu chết ít hơn trước đây khá nhiều.

Bài học kinh doanh:

Có thể thấy, chính những mối nguy hiểm lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Một công ty cũng vậy, chỉ có thể sống mạnh mẽ hơn khi luôn có ý thức về nguy cơ trong công việc để không quá chìm đắm trong thành công.

Làm mũ cho vua nhổ gai cho hổ

Có người thợ rèn nọ thường gánh đồ nghề đi khắp làng để sửa chữa đồ dùng cho mọi người. Vì ông làm việc khéo léo, lại tốt bụng và giá cả cũng phải chăng nên có rất đông khách hàng. Chỉ dựa vào công việc này mà ông có thể nuôi sống cả gia đình.

Một hôm, ông lại gánh đồ nghề đi trên đường làng như mọi khi. Bỗng nghe tin Hoàng thượng sắp đi qua đây. Ông vội tránh vào vệ đường và qùi rạp xuống, hy vọng có cơ hội ngắm nhìn dung nhan thánh thượng.

Không ngờ, ông có cảm giác như là tiếng vó ngựa rất gần mình. Ông tò mò ngẩng đầu lên, thì thấy ngự giá của Hoàng thượng đang ở ngay trước mặt. Quá sợ hãi, ông vội dập đầu lia lịa xin tha tội.

Hoá ra khi đi ngang qua người thợ rèn, Hoàng thượng nhìn thấy gánh đồ nghề bên cạnh ông nên nghĩ ông là một người thợ sửa chữa. Lúc này vương miện của Hoàng thượng đang có mấy chỗ lỏng lẻo vì xe quá xóc, nên nhà vua mới quyết định đỗ lại để sửa chữa.

Người thợ rèn vội quì xuống bắt đầu sửa vương miện. Nhà vua thấy tay nghề của ông giỏi, nên rất ưng ý, thưởng ngay cho ông một trăm lạng bạc.

Người thợ rèn sung sướng chạy như bay về nhà. Nhưng ông chợt nhìn thấy có một con hổ ở bên vệ đường. Ông vô vùng sợ hãi song vội định thần lại, vì thấy con hổ hình như không có ác ý gì. Nó đang giơ cao một chân trước lên, nét mặt lộ rõ vẻ đau đớn.

Ông lấy hết can đảm tiến lại phía con hổ, phát hiện chân nó bị một cái gai rất to đâm vào. Ông vội vàng lấy dụng cụ ra, giúp con hổ bỏ cái gai đó đi. Con hổ tỏ ra rất biết ơn và đền ơn ông một con hươu to.

Người thợ rèn cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Từ hôm đó, ông không gánh dụng cụ đi khắp nơi nữa, mà treo một cái biển to trước cổng nhà với nội dung: 'Chuyên sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ'.

Nhưng cũng từ đó, công việc làm ăn của ông ngày càng sa sút, khiến gia đình khốn đốn.

Bài học kinh doanh:

Sai lầm của người thợ rèn là ông lấy vận may ngẫu nhiên để làm cơ sở lập nghiệp cả đời, lại còn không chăm chỉ làm việc! Trên thị trường có rất nhiều công ty 'phất' lên nhờ một cơ hội đặc biệt. Nhưng cơ hội không phải ngày nào cũng có. Chỉ có dựa vào năng lực và tài nguyên kinh doanh của công ty để điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường, không ngừng xác định đúng vị trí của mình, và luôn xác định khách hàng là mục tiêu chính thì công ty mới có thể tồn tại được.

Friday, July 17, 2009

Trúng hợp đồng nhờ... xe!





Không chỉ để đi lại, xe còn là phương tiện hỗ trợ đắc lực trong kinh doanh. Nhiều người nhờ chiếc xe mà lấy được những hợp đồng béo bở.

Ra đời đã được gần ba năm, nhưng công ty cổ phần truyền thông do Trọng Nghĩa làm giám đốc vẫn cứ lẹt đẹt mãi. Anh kể: “Lúc đầu, “chạy” những hợp đồng quảng cáo, in ấn trị giá 40 - 50 triệu đồng là chuyện gần như không tưởng. Nhưng sau khi sắm chiếc Innova để tiện đi lại chạy hợp đồng thì tình hình làm ăn của công ty bỗng khác hẳn”.

Lý do: đi thương lượng hợp đồng mà ông giám đốc cưỡi xe máy nên khách hàng do dự. Hình ảnh chiếc xế nổ cũ mèm không làm khách hàng tin vào năng lực kinh doanh của công ty.

Phát hiện ra điều này, anh Nghĩa quyết định vay ngân hàng để sắm bằng được chiếc xế hộp. Từ đó, công ty làm ăn khấm khá hẳn vì hình ảnh vị giám đốc giờ đã khác, phong độ và lịch lãm hơn bên chiếc xe mới.

Từ chiếc xe xịn của mình mà Mạnh Thắng, giám đốc một công ty truyền thông quảng cáo cũng có những câu chuyện đáng nhớ. Dù công ty đã có một chiếc xe hơi, anh vẫn quyết định sắm thêm chiếc Prado cho riêng mình. Nhờ may mắn, anh còn có được chiếc biển số đẹp “lộc phát.

Mạnh Thắng kể rằng một lần xuống đất cảng thương thảo và ký hợp đồng quảng bá thương hiệu cho một công ty kinh doanh vận tải và xuất nhập khẩu, do không thoả thuận được nên cuộc thương lượng đi vào ngõ cụt. Anh ra xe về.

Nhưng chưa ra khỏi thành phố thì thấy tài xế của đối tác đuổi theo gọi quay lại. Anh tài xế này “bật mí”: Ông đối tác thấy anh đi chiếc xe có biển số rất đẹp nên có ấn tượng tốt với anh. Do đó ông này nghĩ nếu làm ăn với anh sẽ có thể nhờ cậy được…

Còn anh Minh Thông lại có được hợp đồng trong trường hợp khá hy hữu. Trong một lần vào thành phố Vinh tham dự buổi hội thảo về công nghệ thông tin, anh đã làm quen một vị khách cũng hoạt động trong ngành này.

Sau anh mới biết vị khách này là giám đốc một công ty công nghệ thông tin có tiếng ở Hà Nội, trong khi anh lại là một đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm này về các tỉnh. Chuyến đi đó, ông khách đã cho tài xế mang sản phẩm mẫu và tài liệu về trước để công ty kịp làm kế hoạch và hợp đồng.

Không bỏ lỡ cơ hội, Minh Thông đã mời ông ta cùng về theo xe riêng của mình. Kể từ đó, hai công ty đã bắt tay hợp tác làm ăn khá lớn: công ty của Minh Thông trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của khách hàng mà anh đã làm quen tại hội thảo.

Nhiều người nhờ hình ảnh chiếc xế xịn mà có thể có được ấn tượng với đối tác và qua đó có mối quan hệ làm ăn ít ai có được. Chuyện một vị đại gia đi xe xịn bây giờ không hiếm, nhưng đi xe “độc” lại được nhiều người quan tâm. Chính sự quan tâm đó lại mở đường cho chuyện kinh doanh của chủ nhân chiếc xe.

Wednesday, July 15, 2009

Sáng tạo vì …lười

Sáng tạo vì …lười



Ở nước Mỹ thuở ấy có một cậu bé chăn cừu. Công việc của cậu rất đơn giản: đó là mỗi ngày phải dẫn bầy cừu ra bãi cỏ và trông không cho chúng sang ăn rau ở ruộng bên cạnh.

Một ngày nọ, cậu bé bỗng ngủ thiếp đi lúc nào không biết, và chỉ tỉnh giấc khi nghe tiếng quát tháo giận dữ của ai đó. Cậu choàng dậy và nhìn ngay thấy khuôn mặt hằm hằm của ông chủ:

- Nhóc con vô dụng! Ruộng rau đã bị bầy cừu phá tan nát cả rồi mà mày còn ngủ được sao?

Cậu bé tái mặt không biết phải trả lời thế nào. Sau đó, cậu bé nghĩ mãi không biết phải làm sao để bầy cừu không vượt qua hàng rào sang ruộng bên cạnh.

Vốn thông minh, cậu nhìn thấy ở chỗ trồng hoa hồng thì hàng rào không chắc chắn lắm, nhưng bầy cừu không dám đi qua vì hoa hồng có gai. Cậu bé reo lên:

- Có cách hay rồi! nếu mình cắm lên hàng rào một ít gai thì có thể ngăn cản được lũ cừu háu ăn.

Nghĩ sao làm vậy, cậu bé vội đi thu gom những sợi sắt nhỏ, cắt thành từng đoạn dài khoảng năm xentimet rồi kết lại thành gai và đính lên hàng rào. Sau đó, cậu nhận thấy lũ cừu lúc đầu vẫn cứ định thử vượt qua hàng rào, nhưng lần nào cũng bị gai đâm đau quá, đành phải chạy về. Rồi từ đó chúng không dám lại gần hàng rào nữa. kế hoạch của cậu đã thành công rực rỡ!

Nửa năm sau, cậu xin được cấp bằng sáng chế đặc quyền về phát minh này, và được phê chuẩn. Sau này, hàng rào thép gai đã có mặt khắp nơi trên thế giới.

Trên thực tế, có rất nhiều người cho rằng sáng tạo là một việc vô cùng sâu sắc, thần bí, phức tạp. Cho nên đối với họ, đó cũng chính là sức cản trên con đường tiến đến thành công. Sản phẩm mới nhiều khi được phát kiến một cách tình cờ, vì thế có những phát kiến vĩ đại thường lại rất đơn giản.

Người điếc bán hàng





Thành phố Chicago (Mỹ), ở một đường phố rất náo nhiệt, có hai anh em nhà Drubi đã dựa vào việc giả điếc mà phát tài to.

Vốn là, một trong hai người dẫn khách vào cửa hàng, thuyết phục khách thử đủ loại quần áo mới, cứ nói đi nói lại mãi một hồi… Cuối cùng, khách luôn phải gặng hỏi:


- Bộ quần áo này giá bao nhiêu?

Anh ta bèn để tay lên tai và hỏi lại:

- Ông nói gì cơ ạ?

- Bộ này bao nhiêu tiền? – Khách hàng đành phải cao giọng.

- À, giá cả ư? Tôi sẽ hỏi ông chủ. Xin lỗi, tai tôi hơn nghễnh ngãng.

Rồi anh ta quay đi tới quầy có một chiếc bàn quầy mặt trên di động được, gọi to người anh:

- Thưa ông, bộ quần áo bằng len này giá bao nhiêu?

“Ông chủ” đứng dậy, liếc mắt nhìn khách, rồi nói:

- Bộ ấy à? Giá 72 đôla.

«Người điếc» quay lại mỉm cười nói với khách:

- Thưa ông, 42 đôla ạ.

Khách tưởng mình gặp vận đỏ, vội vã trả tiền rồi mang đi ngay, vì cứ nghĩ là mua được với giá hời. Nhưng thực ra, giá của nó đúng chỉ là 42 đôla.

Nắm vững tâm lý hám rẻ của khách, hãy làm sao để họ tin rằng cứ mua hàng của bạn là rẻ được rất nhiều. Đây là chiêu mà các thương nhân thông minh thường dùng. Nhưng cách thể hiện ở mỗi người một khác.

Tuesday, July 14, 2009

Cha mẹ sinh con, trời sinh tính

Tư duy tích cực là một chủ đề rộng lớn song là một phương châm đúng đắn để khơi dậy những khả năng còn tiềm ẩn ở bản thân. Sống với tâm trạng quân bình, kiên nhẫn, khiêm nhường, chân thật để hạnh phúc và tìm đến thành công, đây là một phương pháp rất tốt nhưng để có nó cần một nỗ lực lâu dài. Tính cách không phải là cái do chúng ta tạo ra, ông bà có câu “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” song hoàn thiện tính cách là điều hoàn toàn nằm trong khả năng của mỗi người.

Mục Lục:

Lời giới thiệu

Lời mở đầu

Chương 1. Hạt giống suy nghĩ

Bạn chính là những gì bạn nghĩ

Suy nghĩ chính là nhiên liệu cho tâm trí

Suy nghĩ và các mối quan hệ của chúng ta

Năm loại suy nghĩ chính

Kiểm soát suy nghĩ

Chương 2. Người làm vườn và vụ mùa suy nghĩ

Tâm trí và ngoại cảnh

Theo dõi sự tập trung của bạn

Những công cụ trợ giúp để duy trì trạng thái tích cực

Các bài tập thư giãn

Bài tập giảm stress

Chương 3. Khẳng định ý nghĩ tích cực

Bảy bước chuyển phản ứng tiêu cực thành tích cực

Chu kỳ của tư duy

Sức mạnh và hiệu quả của ý nghĩ

Chọn lựa những lời khẳng định

Chương 4. Gieo tính cách - Gặt số phận

Khẳng định phẩm chất của bạn

Tính cách là số phận

Ý thức và tiềm thức

Chiếc cầu thang của lòng bao dung

Chương 5. Chất lượng của tư duy tạo nên chất lượng cuộc sống

Tinh thần trong cuộc sống thường nhật

Chất lượng của tư duy và cuộc sống

Sức mạnh của niềm tin

Trở về cội nguồn

Chương 6. Xây dựng một cuộc sống tích cực

Học hỏi

Sự kiên nhẫn

Tính trung thực

Biết tha thứ

Khiêm nhường không phải là qụy lụy

Sự chân thật

Tránh thói quen đổ lỗi

Sự quân bình


links


Sự thật về 100 thất bại thương hiệu

Trong giai đọan phát triển kinh tế và cạnh tranh hiện nay, thương hiệu là một tài sản vô hình rất quan trọng, không chỉ trong kinh doanh mà còn trong mọi mặt của cuộc sống. Không chỉ công ty mới có thương hiệu, mà ngay từng sản phẩm, từng con người cũng là một thương hiệu.

Sự xây dựng, thiết lập và tăng cường tên tuổi thương hiệu là một quá trình nhất quán và hết sức năng động, sáng tạo. Nó quyết định sự phát triển và thành công của mọi tổ chức, công ty và sản phẩm

Một cuốn sách nói về thương hiệu, thấy khá hay nên chia sẻ cùng mọi người và cùng rút kinh nghiệm. Dành cho các bạn đam mê về marketing


links:
Su-that-ve-100-that-bai-thuong-hieu

7 slogan nổi tiếng nhất

Nó không chỉ góp phần làm rạng danh những thương hiệu lớn mà nó còn mang trong mình các giá trị ngôn ngữ điển hình.Sau đây là 7 slogan nổi tiếng nhất mà giá trị của nó đã được chứng thực qua thời gian và những biến động thương trường. Thêm vào đó, mỗi slogan là một câu chuyện thú vị Indragostit .

1. Ngon tới giọt cuối cùng (Good to the last drop - 1907)

Năm 1907, Tổng thống Mỹ Roosevelt nổi tiếng là một người thích uống cà phê. Biết được điều này, nhà buôn Joel Owley Cheek đã cố tình phô bày tài chế biến của ông tại hội chợ vùng Mashville, Tennessee, nơi Tổng thống sẽ ghé qua.

Khi Roosevelt đi ngang qua gian hàng của Joel, ngài được mời một ly cà phê bốc khói thơm lừng. Giai thoại kể rằng, Roosevelt đã quay sang nhóm người đi cùng và tuyên bố: “Ngon tới giọt cuối cùng!” Câu nói đã mang lại mùa xuân cho nhãn hiệu cà phê Maxwell House. Chính xác là 100 năm qua, slogan này vẫn tiếp tục mang hương vị thơm ngon và lời cam kết chất lượng của nó để làm vừa lòng các khách hàng của họ.

2. Kim cương là vĩnh cửu (Diamond is forever! - 1948)

Đây là slogan được ngành quảng cáo chọn là một trong top 10 slogan của thế kỉ 20. Được N.W.Ayer tạo ra năm 1948 cho Công ty kim cương De Beers Consolidated. Slogan này đã truyền tải thông điệp rằng kim cương đồng nghĩa với sự bất diệt, và do đó đồ trang sức là biểu tượng của một tình yêu vĩnh cửu. Ngày nay, người ta sử dụng câu nói này hằng ngày, và hiển nhiên là nó bắt nguồn từ một chiến dịch quảng cáo.

3. Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa (We’re No 2. We try harder - 1962)

Được viết bởi Doyle Dane Bernbach vào năm 1962, đây được coi là một trong những slogan tuyệt nhất thế kỉ 20. Chỉ với 2 câu đơn giản, nó đã “bắt” được tinh thần và tham vọng của Avis, một tập đoàn chuyên cho thuê xe hơi.

Avis muốn nhấn mạnh lời cam kết rằng công ty sẽ cố gắng hơn nữa để chứng minh với khách hàng tính tích cực của họ. Đây rõ ràng là một slogan khôn ngoan. Nó lôi kéo sự ủng hộ của khách hàng bởi sự khiêm tốn và cầu tiến. Và trên thực tế, chiến dịch quảng cáo này đã thành công rực rỡ.

4. Hãy dùng tay thay vì dùng chân! (Let Your Fingers Do The Walking - 1962)

Geers Gross đã viết nó năm 1962 cho Yellow Pages, và đến nay slogan này vẫn chưa “nghỉ hưu”. Theo nghiên cứu của ORC năm 2004, có khoảng 55% số người sử dụng Yellow Pages - cả on hay offline - để tìm kiếm thông tin về những doanh nghiệp địa phương, trong khi số người tìm qua internet chỉ đạt 12%.

Một slogan cổ điển nhưng rất thú vị. Hãy tưởng tượng mà xem, thật khoan khoái khi bạn ngồi thoải mái ở nhà lần giở những trang vàng để tra cứu thông tin thay vì phải đi lòng vòng trên đường phố. Đây là slogan mà có lẽ những trang tìm kiếm trên Internet cũng khao khát được sở hữu.

5. Hàng chính hiệu (It’s the Real Thing - 1969)

Đây là một slogan rất “hot”, không chỉ trong giới quảng cáo. Vì những nhà bảo vệ nhân quyền đã sử dụng chính những từ này để tuyên truyền chống lại những chính sách bị cho là thô bạo của công ty Coca Cola đối với công nhân từ cuối thập kỷ 80.

Khởi nghiệp từ năm 1886, Coca Cola đã và đang sử dụng hơn 45 slogan. Tuy nhiên, “It’s the Real Thing” vẫn được xem là trội hơn cả. Không chỉ được coi là một slogan mẫu mực, nó còn thâm thúy ở chỗ đã ám chỉ những sản phẩm cola khác chỉ là… hàng nhái, hàng ăn theo.

6. Tới nơi an toàn, đúng hẹn (When It Absolutely, Positively Has To Be There Overnight - 1982)

Được phát triển bởi Ally & Gargano vào năm 1982, slogan này ngày nay không còn được tập đoàn FedEx sử dụng nữa. Tuy nhiên nó vẫn được nhắc đến như một slogan cổ điển, dễ hiểu, hoàn toàn làm hài lòng bất cứ ai muốn sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa. FedEx đã tạo nên một tiêu chuẩn vàng trong công nghiệp vận chuyển, khiến cho các đối thủ của họ phải chạy dài để bắt kịp.

7. Uống sữa nhé! (Got Milk? - 1993)

Sáng tạo bởi Goodby Silverstein & Partners cho nhà máy chế biến sữa California với mục đích thúc đẩy doanh số bán sữa. Got milk đã góp phần đưa nhãn sữa trở thành một trong những nhãn hiệu mạnh nhất trong lịch sử ngành quảng cáo Hoa Kỳ. Không chỉ giúp cho một chiến dịch quảng cáo tăng sản lượng sữa bán ra thị trường, slogan này còn khiến một quảng cáo bình thường thành một quảng cáo tiêu biểu kiểu Mỹ.

Monday, July 13, 2009

Môi giới kinh doanh





Nước Venezuela có một kỹ sư tên là Tudela, ông ta muốn buôn bán dầu mỏ. Nhưng, trước tiên ông sang Achentina. Ở đây ông phát hiện thấy có quá nhiều thịt bò, nhưng chế phẩm dầu mỏ lại thiếu.

Ông liền tới đặt vấn đề với một công ty hữu quan:

- Tôi sẽ mua 29 triệu đô la thịt bò của các ngài, với điều kiện các ngài mua lại của tôi cũng bằng ấy tiền khí butan.

Cả hai bên thấy đều có lợi nên hợp đồng đã nhanh chóng được ký.

Sau đó tới Tây Ban Nha, ông đưa ra đề nghị với một xưởng đóng tàu:

- Tôi muốn mua một tàu chở khí trị giá 20 triệu đôla, với điều kiện là các ông phải mua số thịt bò Achentina cũng bằng số tiền đó.

Thịt bò là thực phẩm thường dùng của người dân ở đây, nên hai bên cũng ký được hợp đồng ngay.

Ông lại bay sang Trung Đông, tìm đến một công ty dầu mỏ và nói:

- Tôi sẽ mua của các ngài 20 triệu đôla khí butan, với điều kiện các ngài phải thuê chiếc tàu chở khí chuyên dụng do Tây Ban Nha đóng để chuyên chở.

Giá dầu khí sản xuất tại chỗ tương đối rẻ, nhưng công vận chuyển thì rất đắt. Song cái khó nhất lại là ở chỗ tìm đâu được phươg tiện vận chuyển thì đã được giải quyết rồi, nên công ty đồng ý ngay.

Lợi dụng tin tức, khéo léo môi giới bán hàng sẽ làm cho các bên đều có được cái mình cần và bán được cái mình muốn bán, bản thân ở giữa cũng sẽ được hưởng lợi lớn.

Quảng cáo người thật việc thật





Quảng cáo người thật việc thật để tiêu thụ sản phẩm rất phát triển ở nước ngoài. Một công ty của Pháp mỗi khi làm ra một sản phẩm mới, đều thuê người đến trước cửa hàng biểu diễn trực tiếp.

Người mẫu vừa thông qua loại microphone nhỏ đeo ở ngực để diễn giải tính năng, tác dụng và cách sử dụng sản phẩm, lại vừa làm động tác mẫu khi sử dụng sản phẩm đó. Để cho khách nhìn rõ hơn, nhân viên này biểu diễn hết lần này đến lần khác. Nếu có ai không rõ, người này còn giảng giải tường tận cho họ hiểu mới thôi.

Một nhà hàng lớn của Nhật mà tên gọi dịch nghĩa là “Ăn hết”, ông chủ đã từng thuê hơn chục con bò, cho mặc áo xanh xanh đỏ đỏ ghi tên của nhà hàng, trên lưng chở đủ loại thực phẩm như hành tây, khoai tây, ớt, cà chua, gà, vịt, cá tươi, rau câu… Và ông chủ đích thân đi đầu, dắt đàn bò đi qua hết phố phường, thu hút hàng vạn khách qua đường dừng chân tò mò muốn xem. Kết quả là sau đó, doanh thu bán hàng tăng gấp 10 lần so với ba năm trước.

Còn một công ty rượu lớn ở Tây Ban Nha lại có cách làm độc đáo hơn: Họ thiết kế một chiếc xe có vỏ ngoài hình chai rượu của công ty, rồi cho nhân viên tiếp thị lái chiếc xe đặc biệt này đi khắp nơi, kể cả ra nước ngoài để quảng cáo. Quả thực đã thu hút sự hứng thú của rất nhiều khách hàng. Lượng tiêu thụ loại rượu này của công ty đã tăng đột biến.

Bài học kinh doanh: Quảng cáo người thật việc thật có tác dụng trực tiếp và tính trực quan rất mạnh mẽ, có thể thu hút người mua rất hiệu quả. Đây chính là cách tiếp thị mất ít tiền nhất mà hiệu quả lại rất lớn.

56 đôla mua xe Ford






Xe Ford model 1956
Năm 1956, công ty ô tô Ford sản xuất loại xe mới có tên gọi là xe kiểu 1956, nhưng sau khi đưa ra thị trường lại không có ai hỏi tới cả. Đứng trước tình hình đó, người phụ trách tiêu thụ của công ty đã tìm hiểu những băn khoăn đang tồn tại của khách hàng và những khó khăn về tài chính của họ.

Sau đó, với tư thế rất gần gũi, ông xuất hiện trước họ để thông báo chính sách bán hàng trả góp: Những ai mua loại xe 1956 chỉ phải trả trước tiền mặt bằng 20% tổng giá trị chiếc xe, trong ba năm sau, mỗi tháng chỉ trả 56 USD là được. Ông gọi đó là cách “mua xe 1956 bằng 56 USD”, rồi đưa ra quảng cáo rộng rãi.

Câu quảng cáo này rất chân phác và không chút khoa trương hoa mỹ, vừa ngắn gọn lại rất rõ ràng, đã đánh trúng tâm lý khách hàng và trở thành câu quảng cáo nổi tiếng một thời, làm cho giá trị chiếc xe tăng lên, thu hút rất đông khách hàng đến mua. Lượng tiêu thụ loại xe này đã lên đến 75 ngàn chiếc, chiếm thị phần 22,3%, vượt qua cả công ty xe hơi Chevroles để vươn lên vị trí thứ hai ở Mỹ.

Mild Seven lấy “lỗ” để “phất”





Hiện nay trên toàn thế giới có loại thuốc lá Nhật Bản có tên là “MILD SEVEN”, lượng tiêu thụ của nó từ con số nhỏ bé không ai biết đến đã nhãy vọt lên đứng hàng thứ hai thế giới. Có được thành quả như thế nhờ thực hiện kinh doanh lỗ vốn.

Thuốc lá “MILD SEVEN” đã chủ trương thực hiện kinh doanh “lỗ vốn” như sau: Công ty tìm kiếm những đại lý ở các thành phố lớn của các nước chủ yếu trên toàn thế giới.

Sau đó, qua các đại lý, cứ mỗi tháng gửi tặng cho một số bác sĩ, luật sư, nhà văn, nghệ nhân nổi tiếng địa phương hai cây thuốc lá nhãn hiệu này và nói rõ nếu người nhận cảm thấy không đủ thì có thể gởi tiếp.

Cứ sau một số ngày, đại lý sẽ gửi biểu mẫu đến trưng cầu ý kiến đối với loại thuốc lá này. Để cho đối phương nghiện loại thuốc lá này rồi, đại lý ngừng gửi biếu như vậy người nghiện không thể không bỏ tiền ra mua thuốc lá “MILD SEVEN”.

Cứ thế, thuốc lá nhãn hiệu này xây dựng được hình ảnh của mình trong xã hội thượng lưu, người hút loại thuốc lá này hầu như tượng trưng cho dòng dõi cao quý. Trên thị trường phương Tây, lượng tiêu thụ tăng lên hàng ngày.

Thuốc lá “MILD SEVEN” khởi điểm kinh doanh bằng cách biếu tặng, cuối cùng đạt được mục đích lợi nhuận kếch sù. Lỗ lãi, dư hao trong buôn bán là điều không tránh khỏi.

Tuy nhiên, kiêm luôn bán lỗ vốn không có căn cứ, không biết tính toán thì không nên làm. Thực hiện kinh doanh thua thiệt phải có lựa chọn, mục đích.

Sự thành công của “MILD SEVEN” ở chổ quyết tâm “buông dây dài, câu cá lớn”.

Một thương phẩm mới, độ nổi tiếng của nó trên thị trường không cao người sử dụng cũng rất ít để mở đường tiêu thụ, ngoài tiến hành tuyên truyền quảng cáo, in phát catalogue ra, bán hạ giá, thậm chí biếu tặng miễn phí một số sản phẩm mẫu là cần thiết.

“Trước thử sau mua, mới biết tốt xấu”. Đây là câu cửa miệng về buôn bán của thời xưa, kiểu thử trước mua sau, về sau người ta gọi nó là “quảng cáo sống”.

Câu nói cổ xưa này, đến nay vẫn còn được ứng dụng rộng rãi, và từ thực phẩm mở rộng ra thiết bị máy móc, đồ dùng hàng ngày không phải thực phẩm. Mọi người đều biết, chi phí thực hiện quảng cáo, biếu tặng dùng thử rất lớn.

Quảng cáo truyền hình nửa phút tốn hàng chục ngàn thậm chí hàng trăm ngàn đô la Mỹ gửi tặng hàng triệu phần quà thuốc lá hút thử chi phí không dưới 1 triệu USD.

Nhưng nhà kinh doanh có tâm huyết không tiếc “ném tiền qua cửa sổ”, “Khẳng khái” biếu tặng miễn phí và ra sức đăng quảng cáo, mà đã qua tính toán chi li, đã từng tiến hành điều tra và dự đoán thị trường mục tiêu.

Vì thế, buông dây dài để nhắm đích cuối là “câu được cá lớn”. Nếu buông dây dài vào trong bể bơi, kết quả tất nhiên uổng công vô ích, vốn liếng không thể trở về.

“Buông dây dài” phải buông ở nơi có “cá lớn” mới có khả năng “câu được cá lớn”. Cho nên, tiến hành kinh doanh lỗ phải luôn ở thị trường có tiềm năng phát triển.

Theo “100 Thương Hiệu Tạo Dựng Thành Công”

Khai thác thị trường rau sạch





Trang Hồng Vệ, một phụ nữ ở Thượng Hải, đã mở "Cửa hàng bán rau sạch Bà Trang", chuyên bán các loại rau sạch đã sơ chế cho mọi nhà. Kết quả là vừa mở ra đã phát triển và càng ngày càng lớn, giống như quả cầu tuyết càng lăn càng to mãi ra. Số nhân viên từ 4 đã tăng lên 50 người, bà trở thành "Bà Trang" mà dân Thượng Hải ai ai cũng biết.

Bà vốn là công nhân trong một nhà máy, diện mạo phúc hậu, nhưng cả hai vợ chồng đều bị thất nghiệp do nhà máy làm ăn kém cỏi. Sau khi suy nghĩ kỹ, bà quyết định đi bán rau sạch. Đây là việc mà nhiều người không muốn làm. Nhưng vì họ không muốn làm mới có thị trường, mới làm ăn được. Vậy là bà thuê một ngôi nhà rộng 28m2 ở đường Đông Khang Định, tìm chiếc xích lô ba bánh cũ, mua thêm vài con dao thái rau, mấy chiếc làn đựng, cùng chồng lập ra điểm bán rau sạch. Vì bà thay khách chọn rau, mua rau, nhặt rau, còn đưa rau tới tận nhà, mà chỉ lấy phí gia công 10% nên một đồn mười, mười đồn trăm… khiến việc kinh doanh ngày càng phát đạt. Các bếp ăn của nhà máy, các khách sạn lớn, nhà hàng… đều tìm đến cửa hàng rau sạch của bà đặt hàng.

Hiện nay, ở các thành phố lớn, việc bán rau sạch cơ bản đã triển khai, nhưng ở hầu hết các thành phố nhỏ và vừa lại chưa có loại dịch vụ này. Vì vậy ngành kinh doanh rau sạch này rất có triển vọng.

Biết “đòi” nhưng không nhất định phải “được”

Biết “đòi” nhưng không nhất định phải “được”



Có một câu ngạn ngữ: “Nếu không biết đòi cho những gì mình muốn, bạn sẽ không bao giờ được”. Câu nói này dĩ nhiên không phải lúc nào cũng đúng, nhưng nó có ý nghĩa trong nhiều trường hợp. Bạn không thể trách bà chủ nếu bà ấy không hề biết bạn muốn được tăng lương. Bạn mời ai đó đi ăn với ý định khai thác một số ý kiến của họ, nhưng lại không đặt câu hỏi nên kết cục chẳng nhận được ý kiến nào. Cũng như bạn muốn bán hàng thì phải biết chào hàng để mời người mua.

Vấn đề duy nhất quan điểm này bỏ qua là tuy nhiên, có những lúc bạn đã hỏi, đã đòi nhưng vẫn không có được những gì mình muốn. Và đây chính là điểm câu ngạn ngữ nếu hiểu theo đúng nghĩa đen, sẽ là thứ quan niệm làm bạn phải thất vọng.

Bạn chỉ có một cách để ngăn ngừa nỗi thất vọng này, đó là đừng nhất quyết phải có bằng được kết quả bạn mong muốn. Nói một cách khác, bạn đã rất can đảm, đã làm được điều quan trọng và lớn lao khi dám đòi hỏi. Nhưng nếu để phụ thuộc vào kết quả, bạn sẽ tự đưa mình vào một chuỗi những thất vọng liên tiếp của cuộc sống. Bạn chỉ có thể hạnh phúc một khi có được chính xác những gì mình muốn và khi cuộc đời trải sẵn những gì mình chờ đợi mà thôi. Tuy nhiên, nếu bạn độc lập trước kết quả, bạn sẽ là người chiến thắng trong mọi trường hợp – dù được, dù không.

Bí quyết ở đây là đừng nhìn kết quả từ góc độ chỉ liên quan đến mình bạn. Ví dụ bạn muốn tăng lương, nhưng yêu cầu của bạn có thể được và cũng có thể không, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác không liên quan đến bạn: quy tắc chung, ngân sách công ty, ảnh hưởng đến những nhân viên khác v.v… Tương tự, bạn chào hàng nhưng còn phụ thuộc vào chuyện khách hàng của bạn có muốn mua hay không, có khả năng mua hay không.

Dennis là nhân viên kế toán cho một công ty kinh doanh hệ thống cửa hàng tạp phẩm. Anh rất thích công việc của mình ngoại trừ một điều – phòng làm việc của anh không có cửa sổ. Thế rồi Dennis quyết định nói chuyện với ông chủ, xin đổi cho mình một phòng làm việc khác. Anh trình bày nhẹ nhàng, từ tốn rằng mình rất yêu thích công việc đang làm, duy chỉ có điều mình cảm thấy hơi tù túng. Một, hai tuần sau, anh viết đôi lời cảm ơn gửi sếp vì sếp đã quan tâm và lắng nghe những gì anh nói. Trong đó không hề đề cập lại đến đòi hỏi của mình.

Gần đây nhất, khi tôi nói chuyện với Dennis, anh vẫn chưa được chuyển văn phòng. Nhưng anh cho biết anh cảm thấy rất thoải mái. Anh đã làm hết những gì có thể. Ông chủ nói sẽ lưu ý đến vấn đề này và nhất định sẽ sắp xếp cho anh một phòng làm việc khác khi có điều kiện. Dennis tin tưởng ở điều này.

Tôi rất thích câu chuyện về Dennis bởi nó chứng minh người ta không nhất thiết phải “được” ngay những gì mình “đòi” mà vẫn cảm thấy thoải mái.

Trong bao năm công tác, tôi đã từng gọi điện, từng viết thư mà không bao giờ được hồi đáp. Tôi hiểu rằng mọi người đều quá tải và vì thế, không thể giúp đỡ cho tôi. Tôi cố gắng hướng suy nghĩ đến rất nhiều những lần khác, trường hợp khác được hồi đáp. Tôi học được một điều: chuyện gì có thể thì đã có thể, còn nếu không thì cũng chẳng sao. Bí quyết thành công ở chỗ: Vẫn tiếp tục, vẫn cố gắng nhưng không để phụ thuộc vào kết quả.

Đôi khi, bạn cũng nên thử đặt mình vào hoàn cảnh của người được yêu cầu. Cách đây nhiều năm, có lần tôi muốn được tham vấn với bác sĩ tâm lý nọ. Họ trả lời tôi ông không nhận thêm khách hàng mới và mặc cho tôi năn nỉ đến đâu, tôi vẫn không thể thuyết phục được họ. Cuối cùng, khi tôi nói với cô tiếp tân bằng một giọng mất hết kiên nhẫn rằng tôi rất muốn được gặp ông ấy, cô tiếp tân trả lời tôi điềm đạm, lịch sự: “Tôi thành thật xin lỗi ông, ông Carlson. Nhưng bác sĩ có một sổ chờ là 3 năm. Bác sĩ làm việc 6 ngày một tuần, 12 giờ mỗi ngày và 5 năm nay, chưa một ngày nghỉ làm. Bác sĩ đã cố hết sức và cũng cần phải có cuộc sống riêng của bác sĩ”. Điều này quả làm tôi được tỉnh ngộ.

Không chỉ có thế, khi bạn biết “đòi” mà không nhất thiết phải “được”, bạn đôi khi được hưởng lợi. Một ví dụ là cách đây vài năm, có lần tôi đáp xuống Atlanta vào lúc đêm khuya. Khách sạn bị quá tải và đầy phòng mặc dù tôi và cả một số người khác đã đặt trước. Một người đàn ông đến trước tôi tỏ ra vô cùng giận dữ, thái đội dọa nạt. Ông nhất định muốn có một phòng cho mình, la hét nổi bão tố với cô tiếp tân mà quên rằng đây không phải là lỗi của cô ấy.

Đến phiên tôi, tôi bước đến bên quầy tiếp tân. Bằng một giọng nói lịch sự, tôi tỏ ý thông cảm cho tình huống khó xử này của họ và đề nghị cô tiếp tân tìm giúp cho tôi một khách sạn nào khác ở gần đó. Tôi chỉ yêu cầu mà không hề tỏ ra khăng khăng.

Thế rồi cô tiếp tân, vẫn rất nhã nhặn và biết lỗi, nói với tôi sau khi rà hết lại các phòng, cô chợt nhận thấy có một khách đã rời khỏi khách sạn vì lý do riêng và sẽ không quay lại. Vậy là, tôi được thu xếp một phòng đặc biệt, nhờ vào thái độ kiên nhẫn của mình.

Câu hỏi ở đây là, tại sao cô tiếp tân đã không nhớ ra căn phòng này khi tiếp người đàn ông giận dữ kia? Ông ta đến trước tôi, chưa kể đến nhiều người khác cũng đang tuyệt vọng, muốn có một chỗ trú chân như tôi. Tôi cho rằng câu trả lời khá rõ ràng. Chính thái độ khăng khăng đã tạo áp lực, và làm cô “quên mất”. Ngược lại khi nói chuyện với tôi, cô được thoải mái, thư giãn, làm kích thích trí nhớ và tôi nhờ thế có được chỗ nghỉ ngơi đúng vào lúc cần thiết nhất. Tóm lại, hãy biết “đòi” cho những gì bạn muốn, nhưng đừng nhất định phải “được”

Richard Carlson

Sunday, July 12, 2009

Biến áo ông già thành áo thời trang





Sản phẩm chủ yếu của xưởng dệt Giai Mỹ là áo lót nam, nhưng do sự thay đổi cách sống, loại áo lót kiểu cũ này càng ngày càng ế ẩm cuối cùng chỉ còn những ông già về hưu mặc thôi. Do đó, người ta gọi nó là “Áo ông già”. sản phẩm bị tồn đọng, xưởng có nguy cơ phải đóng cửa.

Lúc ấy, Tiểu Đặng, một nữ nhân viên kỹ thuật trẻ đã đưa ra kiến nghị: hãy mang số hàng tồn kho ra rồi cho in những lời cảnh báo như :’Xin bạn hãy tự trọng”. “Xin chớ làm phiền tôi”… hoặc những câu cách ngôn như “Nhường nhịn một bước để bay lên”… vào trước hoặc sau lưng áo, như vậy sẽ có thể mở đường tiêu thụ được, giúp xưởng tồn tại. Xưởng trưởng Ngụy Cảnh Lâm quyết định cho làm thử, rồi mang bán ra thị trường, đợi xem thế nào.

Một loạt hàng “Áo ông già” được in thêm những lời cảnh báo hay cách ngôn đã được tung ra thị trường với một cái tên khác rất hợp gu thanh niên là “Áo văn hóa”. Điều gây ngạc nhiên là việc tiêu thụ lại tốt đẹp ngoài sức tưởng tượng, trở thành “món hàng nóng” bán hết ngay. Nó đã lọt vào mắt xanh của thanh niên. Rồi hết đợt này đến đợt khác, “Áo ông già” được in thêm chữ đã được tung ra thị trường mà cung không đủ cầu. “Áo ông già “ bỗng chốc trở thành loại áo thời trang của lớp trẻ, nổi tiếng toàn quốc.

Bài học kinh doanh: Để nắm chắc thị trường, vấn đề mấu chốt là phải nắm chắc xu thế và gu của người tiêu dùng. Chỉ cần sản phẩm phù hợp với những cái đó, thì thị trường sẽ nằm trong tay bạn.

Hộp đẹp đựng ngọc châu




Mười tám bộ đồ uống trà mà Trung Quốc xuất khẩu chất lượng rất tốt, nhưng lại dùng loại giấy làm bao bì để lộ cả sứ ra ngoài, nên trông rất mất mỹ quan, rất khó tiêu thụ ở nước ngoài.

Một hôm, một nhà tiêu thụ loại hàng này phát hiện ra vấn đề, đã thiết kế một loại bao bì rất đẹp bọc bên ngoài hộp đựng bộ đồ trà đó. Do vậy, lượng khách mua đã tăng lên rõ rệt, giá bán từ 1,7 bảng Anh đã nâng lên tới 8,99 bảng.

Một xưởng làm đồ chơi đã lựa chọn loại động vật thuộc hàng quốc bảo của Trung Quốc là gấu trúc để làm đồ chơi xuất khẩu. Lúc đầu, người ta dùng chất liệu ni lông để làm bao bì, mỗi túi đựng một con rồi dùng dây bộc lại. Sau khi xuất khẩu, mỗi con chỉ bán được giá sáu bảy mươi xu tiền Mỹ, mà cũng rất khó bán.

Sau đó, họ đã lập tức cải tiến bao bì, mỗi con gấu trúc được đựng trong một chiếc nhà làm bằng tre xinh xắn, đẹp đẽ, trên đó có khắc những họa tiết hoa văn rất đẹp, bên ngoài được bọc một lớp màng mỏng trong suốt, nhìn vào là thấy ngay. Vậy là cùng thứ đồ chơi đó nhưng giá đã tăng lên gấp mấy lần và bán rất chạy trên thị trường thế giới.

Bài học kinh doanh: “Người đẹp nhờ quần áo, ngựa sang do yên cương”, bao bì sản phẩm chính là “bộ quần áo cưới” của sản phẩm để đi từ nơi sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng, nó có tác dụng như một người tiếp thị không cần nói. Nhà kinh doanh cần lưu tâm nhiều tới bao bì. Hàng hóa nếu có bao bì đẹp thì coi như đã thành công một

Kiểu bán hàng “độc chiêu”

Kiểu bán hàng “độc chiêu”



Vào trước đêm khai mạc Thế vận hội Olympic Barcelona có một ông chủ cửa hàng điện máy cho đăng một quảng cáo trên truyền hình khích lệ dân chúng ở đây rằng: “Nếu các vận động viên Tây Ban Nha trong kỳ Đại hội này giành được 10 tấm huy chương vàng thì bất kỳ ai tới mua hàng ở cửa hiệu tôi đều do cửa hiệu trả tiền”.

Sau khi quảng cáo này được đưa ra, tiêu thụ của cửa hàng đột ngột tăng lên, ông chủ cười rạng rỡ. Nhưng có ngờ đâu, chỉ mới qua nửa chặng đường, đoàn Tây Ban Nha đã được 10 huy chương vàng, một huy chương bạc. Những người mua hàng đều được ông chủ tính toán chi trả cho. Khách càng ngày càng đông, hàng bán không kịp. Tuy nhiên, như vậy đau phải là việc tốt, chẳng phải bán càng nhiều thì càng bù lỗ nhiều hơn ư? Khách hàng cũng tự nghĩ, chắc chắn ông chủ này sẽ bị phá sản.

Nhưng những điều lo lắng của khách đều là thừa, vì để trả tiền, ông chủ không phải bỏ ra một xu nào cả, tất cả đều do công ty bảo hiểm rủi ro trả hết. Bởi trước khi quảng cáo, ông chủ đã ký với công ty bảo hiểm một hợp đồng bảo hiểm riêng rồi. Nhưng do các chuyên gia phân tích thể thao của công ty bảo hiểm đã phân tích sai lầm tình thế, nên đã cho rằng vận động viên Tây Ban Nha không thể giành quá 10 huy chương vàng được. Họ đã vui vẻ ký bảo hiểm với ông và đã phải bỏ ra hàng triệu đôla tiền đền bù.

Bài học kinh doanh: Mấu chốt của những thắng lợi bất ngờ là ở chỗ phải biết sử dụng đầy đủ kinh nghiệm, trí tuệ, ý chí của mình để nắm lấy thời cơ, đưa ra những quyết sách đúng đắn.

Friday, July 10, 2009

Kiếm tiền ở chỗ người khác không biết tới





Tại Mỹ, chừng 430% phụ nữ do quá béo, nên có số đo vòng hông quá cỡ. Họ rất buồn vì chuyện này, càng không dám mặc quần liền tất vì cho rằng người nhỏ nhắn mặc vậy sẽ làm cho thân hình đẹp hơn, chứ người to béo thì trông càng to béo hơn.

Nhiều nhà máy cũng có quan điểm như vậy. Cho nên thị trường này hầu như không có cơ hội phát triển, trong một thời gian dài không ai khai phá, mở mang nó.

Nhưng rồi công ty Sofide thông qua điều tra thị trường, phân tích các dữ liệu đã đưa ra kiến hoàn toàn khác với mọi người: Chính vì người phụ nữ béo không dám mặc như vậy, nên đây là một mảnh đất tốt, rất có tương lai phát triển.

Thế là họ bố trí những nhân viên thiết kế xuất sắc nhất tập trung nghiên cứu ra một loại quần đặc biệt lấy tên là "Những bà mẹ to lớn", rồi họ cho quảng cáo rầm rộ. Trong quảng cáo có in hình ảnh ba người phụ nữ béo mặc quần liền tất đứng thành một hàng, với dòng chữ "Những người mẹ béo, các chị trông thật đẹp!" Ba người này miệng nở nụ cười tươi tắn, ngẩng cao đầu. Nhìn từ mặt bên thì không có cảm giác họ béo, người ta chỉ thấy họ rất vui vẻ và đầy tự tin.

Quảng cáo phát trong một tháng, công ty đã thu được hơn 70 bức thư cảm ơn. Trong cửa hàng của công ty, số người béo đến mua rất đông, công ty kiếm được khoản lợi nhuận rất lớn.

Bài học kinh doanh: Chịu suy nghĩ cho những khách hàng đặc biệt, chính là tiền đề của những thu nhập đặc biệt.

“Thuốc lá chết người” lại bán chạy





Nước Mỹ có một nhà buôn tên là Wilson, chuyên kinh doanh thuốc lá. Nhưng, mấy năm nay hàng của ông hầu như không có ai hỏi, luôn luôn lỗ vốn, gần như sắp phá sản. Nguyên nhân nằm ở khâu nào? Một thời gian dài ông khổ tâm khổ não suy nghĩ, quyết định thay đổi kinh doanh.

Một hôm, ông đặt một bức quảng cáo to trước cửa hàng và viết “Xin đừng mua thuốc lá tại cửa hàng này, theo đánh giá, hàm lượng nicotin có trong thuốc lá ở đây cao hơn 1% so với nơi khác”. Ngoài ra còn dùng mực đỏ viết chữ lớn: “Có người từng hút thuốc ở đây mà chết”.

Loại quảng cáo khác người này đã tạo nên sự chú ý của các phóng viên truyền hình, thông qua mục tin tức, mọi người đã biết được cửa hàng bán thuốc lá này, họ lập tức kéo đến xem và mua thuốc ở đây, còn nói: “Mua mấy bao hút thử, xem có chết người không!” Có nhiều người đến đây mua thuốc, là muốn thể hiện khí phách nam nhi của mình. Kết quả, công việc mua bán của cửa hàng này ngày càng phát đạt, bây giờ đã trở thành một xí nghiệp lớn có 5 phân xưởng và mười bốn cửa hàng.

Tài trí của Wilson là ở chỗ ông ta đã biết lợi dụng “tâm lý nghịch phản” của mọi người mà phát tài.

Ông say tại rượu





Một nhà hàng nọ của thành phố, một hôm có 6 người khách đến, một anh chàng to béo cầm đầu nhóm một lúc gọi đến gần 800 đồng nhân dân tệ tiền thức ăn. Nữ phục vụ bàn vui vẻ giới thiệu, nói: “Xin hỏi các tiên sinh uống rượu gì? Nhà hàng chúng tôi rượu tây, rượu ngon nổi tiếng trong nước loại nào cũng có”.

Người to béo nói: “Chúng tôi muốn uống “Tuý ông tửu”.

Nữ phục vụ ngơ ngác: Tuý ông tửu? Hình như mấy hôm trước trong một bàn ăn có người đã nói đến. Túy ông tửu này chỉ là một loại rượu mới của một nhà máy sản xuất rượu của một huyện nhỏ ở tỉnh bạn, trên thị trường ít thấy.

“Xin lỗi, ở nhà hàng chúng tôi không có Tuý ông tửu, các vị uống loại khác vậy!”

Mấy người khách lên tiếng ồn ào: “Túy ông tửu này hương vị rất tuyệt, chúng tôi uống quen rồi… Thật sự không có thì chúng tôi đi nhà hàng khác… Thật là, rượu ngon như thế mà không có, còn gọi gì là nhà hàng!”

Ông khách to béo phủi tay dẫn đoàn người ra đi. Nữ phục vụ thấy khách bỏ đi, cảm thấy rất tiếc. Nhớ lời dặn dò của giám đốc nhà hàng phải luôn luôn tìm hiểu tin tức tiêu dùng của khách hàng, cô lập tức báo cáo với giám đốc. Giám đốc biết chuyện liền cử nhân viên mua hàng đi tỉnh bạn mua ngay một số “Tuý ông tửu về”.

Nhân viên mua hàng họ Khưu nghĩ bụng: Một cái huyện nhỏ không có gì nổi tiếng, lại có thể sản xuất được loại rượu nổi tiếng như thế sao? Nhưng chỉ thị của giám đốc, ông Khưu không thể không thực hiện. Ngày hôm sau, ông lên tàu hỏa đến tỉnh bạn.

Hết đi tàu lại đi ô tô, ông Khưu hỏi thăm mãi, cuối cùng cũng tìm được nhà máy sản xuất “Tuý ông tửu”. Đến nơi, ông mới giật mình: Trời đất! Một số nhân viên mua hàng của mấy chục nhà hàng trong tỉnh đã nhanh chân đến đăng ký trước, muốn mua phải xếp hàng. Ông Khưu suy nghĩ: Loại rượu “Tuý ông tửu” này quả thật bán chạy như vậy sao?

Ông Khưu bỏ ra bao nhiêu công sức, cuối cùng cũng mua được mười thùng “Tuý ông tửu”. Ông hiếu kỳ hỏi một số đồng nghiệp: “Chỗ các anh cũng bán chạy loại rượu này ư? “Vâng, mấy ngày nay liên tục mấy đợt khách vào cứ đòi uống loại rượu này không thôi, không có họ đều bỏ đi”.

Lúc này ông Khưu mới hoàn toàn hiểu: Quảng cáo kiểu này, thật tuyệt!

Ba người thợ may ganh đua





Trên một đường phố ở Luân Đôn nước Anh có ba tiệm may lớn. Những thợ may ở đó đều có tài nghệ rất cao siêu, không thua kém nhau là mấy. Lúc đầu, do quy mô ba tiệm chưa lớn lắm, khách lại đông nên sự cạnh tranh chưa mấy rõ ràng. Nhưng do quy mô phát triển của mỗi tiệm, nên cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Một hôm, một trong ba tiệm treo ngay trước cửa một tấm biển quảng cáo rất bắt mắt, viết rằng:

“Bổn tiệm có kỹ thuật cắt may tốt nhất Luân Đôn”

Tiệm bên cạnh thấy vậy cũng treo ngay biển quảng cáo bắt mắt không kém, nhưng lại viết rằng:

“Bổn tiệm có kỹ thuất cắt may tốt nhất nước Anh”.

Mọi người đều nghĩ chắc tiệm thứ ba sẽ trương biển với dòng chữ “Bổn tiệm có kỹ thuật cắt may tốt nhất thế giới”. Nhưng không, họ chỉ thấy tiệm kia treo một tấm biển rất bình thường, trên đó viết rằng:

“Bổn tiệm có kỹ thuật cắt may tốt nhất ở phố này”.

Câu quảng cáo này xem ra rất khiêm tốn, không có cảm giác thổi phồng, nhưng thực tế lại muốn nói rằng kỹ thuật cắt may của họ hơn cả hai tiệm kia. Với quảng cáo này, tiệm thứ ba lại đông khách nhất, làm ăn phát đạt hơn hẳn hai tiệm kia.

Đánh vào tình cảm khách hàng





Công ty Gaupuless của Mỹ là công ty sản xuất giày. Trước những năm 80 của thế kỷ 20, do quản lý kinh doanh không tốt, nên thường xuyên rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Về sau, công ty đã mời một nhà tâm lý học làm giám đốc. Ông này rất giỏi thuật tấn công vào trái tim con người.

Ông đã gắn cho các loại giày những dạng tâm lý khác nhau như “Tình cảm nữ giới”, “Tình cảm đàn ông”, “Tình cảm hoang dã”, “Tình cảm thanh niên”, “Tình cảm nho nhã”, “Tình cảm ổn định”… nên đã giành được thành công rất lớn. Đặc biệt là hai loại giày “Tình cảm thanh niên” và “Tình cảm nho nhã”, chẳng những thu hút được người trẻ tuổi tới tranh nhau mua, mà ngay cả người già cũng thích mua để cho mình càng trẻ trung.

Ngoài việc gắn tên ra, mỗi loại giày đều có những điều thú vị riêng. Ví dụ như các tên giày “Điệu múa lắc người”, “Phẫn nộ”, “Nước mắt”, “Cười”, “Tình yêu”…gây ấn tượng khó phai cho khách mua hàng. Cách tiêu thụ sản phẩm bằng cách gắn cho chúng những “tình cảm” này đã mang lại hiệu quả nhiều năm cho công ty và luôn đạt doanh thu khổng lồ. Đến năm 1987, tổng doanh thu của công ty đã lên tới 6 tỷ USD, Thương hiệu của công ty nổi tiếng gần xa, sản phẩm phổ biến trên toàn nước Mỹ.

Bài học kinh doanh: Đưa nội dung tình cảm vào trong sản phẩm, kích thích ham muốn mua hàng của người tiêu dùng, từ đó rất thành công trong cuộc chiến tâm lý, mang nó hòa chung vào tình cảm của người tiêu dùng.

Thursday, July 9, 2009

Ba tác phẩm kinh điển của Michael E. Porter

Ba tác phẩm kinh điển của Michael E. Porter đã được xuất bản

Nguyễn Thị Hà

DNSG Cuối tuần

Giáo sư Michael E. Porter, cha đẻ của chiến lược cạnh tranh sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng 12 để chủ trì một hội thảo quốc tế bàn về cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam. Michael E. Porter được vinh danh là nhà tư tưởng chiến lược bậc thầy của thời đại, là một trong những "bộ óc quản trị" có ảnh hưởng nhất thế giới. Những tác phẩm kinh điển của ông như Chiến lược canh tranh (Competitive Strategy), Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) và Lợi thế cạnh tranh quốc gia (Competitive Advantage of Nation) được xem như là sách gối đầu giường của giới quản trị kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách vĩ mô trên khắp thế giới trong suốt gần ba thập niên qua.

Ba tác phẩm kinh điển được kể ở trên của Michael E. Porter đã dược Công ty DT Books mua bản quyền, chuyển ngữ và giới thiệu đến độc giả người Việt.

Tuy tư tưởng và các khái niệm của Michael E. Porter đã khá quen thuộc với các nhà hoạch định chính sách, các giáo sư, sinh viên và doanh nhân Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên các tác phẩm cơ bản của ông được dịch ra giới thiêu trọn vẹn tại nước ta. Bộ sách sẽ là một cẩm nang quý giá giúp các độc giả làm giàu thêm cho kho tri thức của bản thân và áp dụng vào thực tiễn hoạch định, phát triển chiến lược quản trị kinh doanh.

Chiến lược cạnh tranh

Tác phẩm tiên phong chiến lược cạnh tranh của Michael E. Porter đã thay đổi cả lý thuyết, thực hành và việc giảng dạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới. Hấp dẫn trong sự đơn giản, phân tích của Porter về các ngành công nghiệp đã thâu tóm toàn bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành vào năm yếu tố nền tảng. Ông giới thiệu một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất: ba chiến lược cạnh tranh phổ quát - chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, những chiến lược đã biến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc. Ông chỉ ra phương pháp định nghĩa lời thề cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo và phân chia lợi nhuận.

Hơn một triệu nhà quản lý ở các tập đoàn lớn và các công ty nhỏ, các nhà phân tích đầu tư, nhà tư vấn, sinh viên và các học giả khắp nơi trên thế giới đã cụ thể hóa những ý tưởng của Porter và áp dung chúng vào đánh giá các ngành, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh và lựa chọn những vị trí cạnh tranh. Những ý tưởng trong cuốn sách giải quyết nhưng vấn đề cơ bản của cạnh tranh theo cách thức độc lập với những phương pháp cạnh tranh cụ thể mà các doanh nghiệp đang sử dụng.

Lợi thế cạnh tranh

Là sự bổ sung hoàn hảo cho tác phẩm Chiến lược cạnh tranh, sách Lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter nghiên cứu và khám phá những cơ sở cốt lõi của lợi thế cạnh tranh trong từng doanh nghiệp. Tác phẩm mô tả một công ty đã giành được các lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh như thế nào, đưa ra một cách thức hoàn toàn mới trong việc tìm hiểu xem một công ty làm những gì. Khái niêm "chuỗi giá trị" của Porter tách biệt một công ty thành nhưng hoạt động khác nhau, những chức năng hoặc quy trình riêng biệt đại diện cho từng yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh.

Lơi thế cạnh tranh biến chiến lược từ một tầm nhìn mang tính vĩ mô thành một cấu trúc nhất quán của những hoạt động bên trong - một phần quan trọng của tư tưởng kinh doanh quốc tế hiện nay. Cấu trúc mạnh mẽ đó cung cấp những công cụ hữu hiệu để hiểu được ảnh hưởng của chi phí và vị thế tương đối về chi phí của công ty. Chuỗi giá trị của Porter giúp các nhà quản lý phân biệt được những nguồn lực tiềm ẩn của giá trị khách hàng - điều có thể giúp doanh nghiệp đưa ra một mức giá cao và lý do tại sao sản phẩm hay dịch vụ này lại có thể thay thế cho sản phẩm, dịch vụ khác. Tác giả chỉ rõ lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân mới hoạt động, mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt động của nhà cung cấp và cả các hoạt động của khách hàng nữa. Cuốn sách này mang đến cho chúng ta công cụ để phân đoạn chiến lươc một ngành kinh doanh và đánh giá môt cách sâu sắc logic cạnh tranh của sự khác biêt hóa.

Lợi thế cạnh tranh quốc gia

Phát triển những khái niệm và khung mẫu phân tích trong hai tác phẩm nêu trên, Lợi thế cạnh tranh quốc gia - đã thay đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về quá trình tạo dựng và duy trì sự thịnh vượng trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Nghiên cứu đột phá của Porter về cạnh tranh quốc tế đã định hình chính sách quốc gia cho nhiều nước trên thế giới. Nó cũng làm thay đổi suy nghĩ và hành động ở các bang, các thành phố, các công ty và thậm chí là toàn bộ khu vực như Trung Mỹ.

Dựa trên nghiên cứu tại mười quốc gia thương mại hàng đầu, sách đưa ra lý thuyềt đầu tiên về sức cạnh tranh dựa trên năng suất. Porter cho thấy những lợi thế so sánh truyền thống như tài nguyèn thiên nhiên hay lực lượng lao động đã không còn là nguồn gốc của thịnh vượng và nhưng lý giải vĩ mô về sức cạnh tranh là không đầy đủ. Cuốn sách giơi thiệu mô hình "hình thoi" để hiểu vị trí cạnh tranh của một quốc gia trong cạnh tranh toàn cầu. Khái niệm tổ hợp (cluster) hay nhóm những doanh nghiêp, nhà cung cấp. ngành công nghiệp và thể chế có liên quan chặt chẽ, hình thành ở nhừng đơn vị địa lý nhất định, đã trở thành phương pháp để doanh nghiệp và chính phủ tư duy về nền kinh tế, tiếp cận lợi thế cạnh tranh địa lý và hoạch định chính sách công.

Câu chuyện của những cái tên


Massogroup.com



Câu chuyện của những cái tên

Chúng ta hãy cùng xem qua kinh nghiệm gần đây của Coca Cola, công ty nước uống lớn nhất thế giới và là chủ sở hữu nhiều nhãn hiệu có giá trị nhất thế giới. Trong 40 năm trở lại đây, Coca Cola đã không đưa ra được một nhãn hiệu mới nào có khả năng trở thành nhãn hiệu hàng đầu thế giới (nhãn hiệu gần đây nhất của họ là Sprite, được đưa ra vào đầu những năm 1960).

Coca Cola đã bỏ qua nhóm hàng nước cam có cafein (do Mountain Dew đi tiên phong). Vì vậy, họ cố gắng tham gia cuộc chơi với nhãn hiệu Mello Yello. Nhãn hiệu này thất bại, họ chuyển sang Surge, nhãn hiệu này cũng không thành công. Coca Cola đã bỏ lỡ nhóm sản phẩm cola có mùi vị lạ (của dr.Pepper), sau đó cố gắng lật ngược tình thế bằng Mr.Pibb nhưng nhãn hiệu này cũng không được đón nhận.

Coca Cola còn bỏ lỡ nhóm sản phẩm nước uống thể thao (Gatorade làm) và cố gắng đưa PowerAde lên, tuy nhiên, nhãn hiệu này luôn ở vị trí yếu “trong bảng xếp hạng” của Mỹ. Coca Cola tiếp tục bỏ lỡ cơ hội làm người tiên phong trong nhóm nước uống tăng lực (hiện nay Red Bull tiên phong), họ đưa ra KMX để cạnh tranh, nhưng cũng không thành công.

Có 3 lý do giải thích cho việc Coca Cola đã không thành công trong việc đưa ra các nhãn hiệu mới.

Nhãn hiệu mới dựa trên quảng cáo?
Hầu hết các công ty lớn sẽ không đưa ra một nhãn hiệu mới mà không có sự hậu thuẫn của một ngân sách đáng kể dành cho quảng cáo. Tuy nhiên, một nhãn hiệu mới muốn thành công cần có thời gian xây dựng tên tuổi cho dòng sản phẩm đó (có thể phải mất nhiều năm). Đó là lý do tại sao nhiều nhãn hiệu mới đã thành công, khởi đầu tương đối chậm. Họ chỉ sử dụng PR (quảng bá) và các kỹ thuật thương mại mà không dùng quảng cáo như: Starbucks, Gatorate, Google, Red Bull, The Body Shop chẳng hạn.

Red Bull, phải mất 4 năm mới đạt được 10 triệu UDS doanh số hàng năm và 5 năm nữa mới đạt đến doanh thu 100 triệu. Bất kỳ công ty nào nhìn Red Bull vào những ngày nhãn hiệu này mới được đưa ra thị trường có lẽ sẽ nghĩ: “chẳng có thị trường nào cho nhãn hiệu này cả”. Nhưng đến nay, thị trường đó đã phát triển, và có lẽ bây giờ đã quá muộn để đưa ra một nhãn hiệu cạnh tranh cùng dòng sản phẩm này.

Ở Châu Á, Air Asia là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên và đã rất thành công. Điều đó, khiến Singapore Airlines nhảy vào cuộc chơi với nhãn hiệu Tiger Airways của họ. Vậy ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc chiến hàng không giá rẻ ở Châu Á? Xin thưa đó là AirAsia, hãng hàng không đầu tiên trong dòng dịch vụ hàng không giá rẻ và cũng là nhãn hiệu người ta nghĩ đến trước hết.

Vậy còn những thị trường khó thực hiện chiến lược PR? Có nên chuyển sang cách “trình làng”? nhãn hiệu mới dựa vào tài năng của quảng cáo?

Câu trả lời chính xác là không phải lúc nào cũng nên làm. Bởi quảng cáo chiếm được niềm tin và sự tín nhiệm, trong khi PR lại tạo ra sự tín nhiệm giúp quảng cáo thực hiện được nhiệm vụ của mình là tái lập, khẳng định thông điệp, từ chương trình PR đưa ra.

Nếu không thể sử dụng PR, cần tập trung vào việc tạo ra tên tuổi qua phương thức truyền miệng bằng cách để khách hàng sử dụng các mẫu sản phẩm dùng thử (sampling) hay áp dụng các kỹ thuật thương mại khác.

Cái tên do nghiên cứu quyết định
Bạn không thể tạo ra một chủng lọai sản phẩm mới với một cái tên là nhãn hiệu mở rộng (line-extension). Những cái tên thống trị trong dòng sản phẩm mới, được đặc biệt tạo ra cho một dòng sản phẩm nào đó. Thống trị dòng sản phẩm nước uống tăng lực là Red Bull chứ không phải AriZona Extreme Energy.

Lịch sử marketing cho thấy, cái tên mới thường được ưu ái hơn cái tên mở rộng. Vậy tại sao các công ty vẫn đi vào vết xe đổ của việc mở rộng nhãn hiệu? Câu trả lời, vì họ làm nghiên cứu! Khi được hỏi nhãn hiệu nào bạn thích, người tiêu dùng sẽ luôn chọn cái tên nghe quen tai.

Xe Toyota Super hay xe Lexus? Câu trả lời luôn là: “Toyota Super”. Vì đã có ai biết về chiếc Lexus, trong khi Toyota Super đã trở nên quen thuộc.

Liệu một triệu phú có thích lái chiếc Maybach hay chiếc Mercedes nổi tiếng? Khách hàng tiềm năng sẽ chọn Mercedes. Tuy nhiên, về lâu dài Maybach rõ ràng là cái tên kêu hơn hẳn.

Nếu muốn tạo dựng một nhãn hiệu hàng đầu, hãy lưu ý, đó phải là một cái tên tiếng Anh. Không nhất thiết là một từ tiếng Anh, nhưng cần “nghe lọt tai”. Đặc biệt, người tiêu dùng có thể đánh vần và viết đúng tên đó một cách dễ dàng. Nokia là một từ tiếng Phần Lan, nhưng có hiệu quả trong tiếng Anh.

Những cái tên Nhật như Toyota, Nissan và Honda cũng tương đối chấp nhận được trong tiếng Anh nhưng Misubishi, Suzuki và Daihatsu thì không. Kết quả là những công ty ô tô này đã không thành công lắm tại Mỹ và nhiều thị trường khác trên thế giới.

Hãy xem trường hợp của Red Bull, nước uống tăng lực có cafein, nhiều loại cỏ thuốc, các vitamin và axit-amino. Deitrich Mateschitz, người đưa ra nhãn hiệu này, đã sản xuất sản phẩm dựa trên một loại nước uống phổ biến ở Thái Lan có tên là Krating Daeng. Tuy nhiên Mateschitz đã thành công vì ông gọi nó là “nước uống tăng lực” và đó là loại nước tăng lực đầu tiên trên thế giới.

Cụm từ “nước uống tăng lực”, không những đơn giản mà còn được hưởng những lợi thế ăn theo từ PowerBar, loại “chất ăn kiêng tăng lực bổ sung năng lượng” đầu tiên. Nói một cách hình tượng thì marketing coi đây là việc “lấp đầy một lổ hổng trong tâm trí người tiêu dùng”.

Nếu như có một dòng sản phẩm được gọi là “chất ăn kiêng tăng lực” thì khách hàng tiềm năng đương nhiên nghĩ sẽ có một dòng sản phẩm nước uống tăng lực. Dĩ nhiên, Red Bull đã là nhãn hiệu đầu tiên lấp đầy chỗ trống về nước uống tăng lực trong tâm trí của người tiêu dùng.

Một kế hoạch phân phối rộng.
Với chiến dịch giới thiệu nhãn hiệu qua quảng cáo, sản phẩm mới cần được phân phối rộng mới có hiệu quả. Vì vậy, các công ty tìm cách đẩy mạnh phân phối với các khoản chiết khấu, chính sách mua một được hai, dùng thử miễn phí…

Nhưng một kế hoạch như thế sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì doanh số bán ở điểm khởi đầu (POS) thường thấp, nên việc giới thiệu các nhãn hiệu mới có khả năng thất bại rất cao.

Môt kế họach phân phối có hiệu quả khởi đầu chỉ nên mang lại phạm vi tuyệt đối, với một kênh phân phối duy nhất.

Như món dầu dấm cho salad Newman’s Own đã đựợc đưa ra chỉ ở một siêu thị duy nhất Stew Leonard’s của Norwalk, bang Connecticut. Kết quả, 10.000 chai dầu dấm, chỉ trong 2 tuần đầu đã bán hết sạch. Nhờ sự quảng cáo độc đáo này, các chuỗi siêu thị ở Mỹ đều cố “trữ” sản phẩm này.

Với chiến lược phân phối hẹp phải sắp xếp các sản phẩm, các chương trình khuyến thị đặc biệt hơn, nhằm làm tăng cơ hội xuất hiện cho nhãn hiệu mới.

Khi nào thì một doanh nghiệp nên chuyển từ chiến lược quảng bá (PR) sang chiến lược quảng cáo? Câu trả lời là sau khi nhãn hiệu mới đã có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng tiềm năng

P&G and Challenger Colgate to Each Appeal Ad-Claims Decision






The NAD ruled against P&G's use of this imagery implying a dentist's recommendation in its advertising for the toothpaste brand."The NAD ruled against P&G's use of this imagery implying a dentist's recommendation in its advertising for the toothpaste brand. ". The hotly contested battle for supremacy in the toothpaste market has resulted in the National Advertising Division of the Council of Better Business Bureaus today saying it recommended Procter & Gamble Co. stop making claims that suggest its Crest Pro-Health toothpaste is recommended by dentists

P&G said in a statement that it intends to appeal the NAD decision, in part, to the National Advertising Review Board. Colgate-Palmolive Co. also has informed the NAD is plans to appeal a portion of the decision regarding Pro-Health's claim to provide 12 hours of antibacterial protection -- a claim Colgate currently makes for its own Total toothpaste.

Losing share to Crest
The NAD decision came on a challenge by Colgate, whose eponymous brand Crest surpassed last quarter as the leading U.S. toothpaste brand, according to data from Information Resources Inc. and P&G.

P&G argued to NAD that Pro-Health ads using the caduceus symbol, used by the American Dental Association in its seal and by dentists around the world, didn't really mean it to imply that dentists recommend Pro-Health.

In its decision released May 18, the NAD noted that P&G "disagreed with [Colgate's] argument that the use of a dentist, caduceus, and dental tray in [Pro-Health] advertising creates an implied message that Crest Pro-Health is a 'dentist recommended' product. [P&G] argued that the caduceus is simply an ancient symbol of commerce."

P&G also argued that a dental researcher in its advertising was simply pointing to a list of points that dentists check and explaining that Crest Pro-Health protects all these areas, but that the ads weren't meant to imply dentists recommend the product for that purpose.

NAD not buying it
The NAD wasn't buying those arguments, however. "The concept of a dentist recommending the results or 'benefits' themselves ... is counterintuitive," NAD wrote in its decision. "Patients do not need dentists telling them that they do not want plaque-covered teeth or foul-smelling breath."

Because the dentist-recommended message the ads seem to covey is not supported by P&G, NAD recommended it be discontinued.

Publicis Groupe's Saatchi & Saatchi, New York, created the ads, which, along with Pro-Health, have been crucial in building market share for Crest since Pro-Health launched last summer.

The NAD also took issue with the use of a list of seven benefits of Pro-Health -- that it fights cavities, gingivitis, sensitivity, plague and tartar as it freshens breath and whitens teeth -- in conjunction with the heading "The First & Only Toothpaste with the ADA Seal to Protect All These Areas."

Consumers would "reasonably take away" from the ads that the toothpaste is accepted by the ADA for each of the seven listed benefits, when it fact it's accepted for only five of them, NAD said. The ADA didn't accept Crest Pro-Health for freshening breath or fighting tartar, NAD said.

Stop cavity-reduction claim
The NAD also recommended Pro-Health stop claiming it reduces cavities 17%-25% more than standard sodium-fluoride toothpastes, noting the research behind that claim was on an early prototype, not the current product.

But the NAD rejected five other issues Colgate had with Crest's advertising, finding P&G had provided sufficient substantiation for claims that Pro-Health fights plaque, whitens teeth and fights bacteria for 12 hours.

In a statement, P&G said: "As Colgate in effect challenged the entirety of Crest Pro-Health toothpaste advertising, P&G is pleased that NAD upheld all Crest Pro-Health performance claims." P&G said it disagreed with NAD's ruling that information on a professional website about the cavity reduction wouldn't be understood by dentists to refer to a prototype, but that P&G would make the message clearer.

But the company said it would appeal the decision that the "dentist-recommended benefits" claim communicates that the product itself is recommended by dentists and that its ads falsely convey that the ADA accepts Pro-Health for use in all seven listed areas.

(Source: Advertising age)

Biết người, biết ta và câu chuyện của thằng Bờm

Nghệ thuật thương thuyết:


Tôi đã từng dẫn đoàn đi thương thuyết, cũng như đã được dự những cuộc thương thuyết hào hứng hồi còn là kỹ sư trẻ tuổi.

40 năm làm việc rong ruổi khắp năm châu, tôi đúc kết cho mình một bài học: những cuộc thương thuyết thành công mỹ mãn là khi đôi bên có những nhà lãnh đạo sắc sảo áp dụng những chiến thuật đơn giản, ngồi vào bàn đàm phán với lòng chân thật nhất và biết rõ “phe mình” muốn gì, “phe trước mặt” muốn gì.

Cả hai bên đều hiểu được lý do tại sao cùng ngồi lại với nhau, dù “đi guốc trong bụng nhau” vẫn giúp nhau đạt đến mục đích tối hậu.

Tất nhiên, tôi không phủ nhận trên thương trường đã có những cuộc đàm phán thành công nhờ mánh khóe, chiến thuật lắt léo, nghĩ một đằng nói một nẻo… Nhưng kinh nghiệm cho thấy những cuộc đàm phán trong tinh thần dối trá nhau thường kéo dài vô ích, và hai bên khó đi đường dài cùng nhau.

Trong những lớp cao học quy hoạch vùng và kinh tế đô thị mà tôi dạy từ bốn năm nay tại trường Đại học Kiến trúc TPHCM, tôi thường nói về chuyện thằng Bờm để tô điểm thêm cho nghệ thuật thương thuyết. Tôi dạy không chán về thằng Bờm, vì càng dạy càng thấy phải học nhiều nơi thằng bé chất phác của văn học dân gian. Trước khi bàn tiếp về nghệ thuật thương thuyết, hãy đọc lại mấy câu thơ rất quen thuộc:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi một xâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười

Chỉ vỏn vẹn 10 câu thơ, nhưng lại có nhiều điều làm cho ta ngẫm nghĩ.

Câu đầu tiên đã đặt vấn đề một cách tuyệt vời! Thằng Bờm có cái quạt mo, nó có vật để thương thuyết! Bạn cho là quá đơn giản ư? Không đâu. Thằng Bờm tượng trưng cho một phe, và biết mình có gì. Suốt cuộc đời đi đàm phán, đã nhiều lần tôi chứng kiến cảnh phe bên kia ngồi vào bàn đàm phán nhưng không biết đích xác họ cần bàn về cái gì!

Ảnh minh họa: Khều

Đôi khi tôi ngồi trước mặt một đoàn gồm năm, sáu bộ ngành, mỗi bộ có một vật thương thuyết khác nhau trong ý nghĩ của họ, mỗi bộ muốn một giá khác nhau, một công nghệ khác nhau, một thời biểu giao hàng riêng biệt. Vậy thử hỏi người bán hàng trước mặt làm sao đàm phán: bán cái gì, bán cho ai?

Rồi khi đàm phán tạm gọi là xong, đến khi trả tiền phải gọi đến bộ tài chính, lúc đó mới ngã ngửa ra là không có tiền, hoặc phải tài trợ kiểu này kiểu nọ mới được! Trong câu thơ đầu tiên, “quạt” tượng trưng cho vật sẽ trao đổi, rất rõ ràng. “Mo” tượng trưng cho công nghệ đích xác sẽ được mua!

Đến câu: “Phú ông xin đổi…” lại còn tuyệt vời hơn! Các bạn chắc không mường tượng được quyền thế của một phú ông ngày xưa. Vậy mà ông ấy không đòi, không muốn, không bắt, không trịch thượng hoặc dùng quyền thế, mà lại xin đổi. Phải coi đây là một cử chỉ có tính cách nể nang. Khi bạn thương thuyết với ai, bạn nhớ phải kính trọng đối phương, bằng không sẽ thất bại. Ôi bài học quý giá! Tôi nhớ cứ mỗi lần thương thuyết tại những quốc gia có nền văn hóa không cao, những người ngồi trước mặt thường cho tôi cảm tưởng họ chỉ muốn dùng quyền thế, súng ống, hoặc sự hối lộ bừa bãi để sớm đạt kết quả.

Phú ông tinh vi lắm, muốn đánh đổi. Việc đổi là nguyên tắc căn bản của một cuộc thương thuyết: không bên nào có thể cướp của bên nào cả, vì không có bên nào dại bạn ạ. Thằng Bờm cũng như tất cả mọi người, không dại đâu! Vậy nếu không lấn áp, thì làm cách nào để đi tới kết quả?

Phú ông rất sắc sảo khi bắt đầu rà soát, tiếng Anh gọi là “scan”. Ông hỏi Bờm có thích trâu bò là súc vật đồng áng, cá mè là lương thực, gỗ lim là vật tượng trưng cho xây cất, chim đồi mồi tượng trưng cho một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng Bờm cũng chẳng kém! Khi nghe thấy “3 bò 9 trâu”, Bờm không phản ứng, cũng chẳng đòi 6 bò 12 trâu! Bờm hiểu đó là một cuộc rà soát về thực thể của vật đánh đổi! Sự sắc sảo đến không ngờ!

Rồi đến khi nghe thấy xôi, Bờm trúng ý, Bờm cười! Một cuộc thương thuyết phải kết thúc trong sự vui vẻ, đôi bên đều thấy có lợi, tiếng anh gọi là “win - win”. Hơn thế nữa, bất thình lình đang nói chuyện số lượng 3 bò 9 trâu, một xâu cá mè, một bè gỗ lim… nhưng rồi chỉ cần một nắm xôi…

Thằng Bờm dạy cho ta bài học đừng đòi hỏi quá nhiều, nên tìm số lượng tương đương, nếu có lãi thì cũng nên nhẹ tay thôi. Chúng ta phải nhìn nhận trong cả cuộc thương thuyết, nắm xôi và cái quạt mo là hai vật tương đương giá trị… Giữ lòng người, không ác tâm mới là thượng sách. Cũng vì vậy mà có sự tươi cười nhẹ nhàng, đôi khi chất phác để đi tới kết quả.

Chắc chắn Bờm và phú ông đã trở thành hai người bạn, dù có sự chênh lệch xã hội giữa hai người. Người ta mường tượng được rằng phú ông sẽ nói: “Bờm ơi, nếu còn cái quạt mo nào nữa thì lại gọi cho ông nhé!”. Còn Bờm thì trả lời: “Còn xôi thì còn quạt mo, còn Bờm cười, phú ông ạ!”.

Tạm gọi thế là tri kỷ!

Trong suốt cuộc đời thương thuyết, tôi đã có nhiều kỷ niệm tốt với đối thủ và chúng tôi trở thành bạn tri kỷ, trong đó có những người bạn Thái Lan, Indonesia, Hà Lan, Chile... Ngược lại, tôi cũng xin thú nhận đã ôm ấp trong lòng những mối sầu thương thuyết, còn rỉ máu, trong đó có một nước không xa chúng ta quá.

Đơn giản vậy đó, thương thuyết phải chất phác như những gì ta vừa bàn luận, bình dị như dân gian, khôn ngoan như “dại khôn” chứ không nhất thiết phải “khôn dại”, trường hợp mà chúng ta gặp rất nhiều chung quanh chúng ta.