Ông đã gắn cho các loại giày những dạng tâm lý khác nhau như “Tình cảm nữ giới”, “Tình cảm đàn ông”, “Tình cảm hoang dã”, “Tình cảm thanh niên”, “Tình cảm nho nhã”, “Tình cảm ổn định”… nên đã giành được thành công rất lớn. Đặc biệt là hai loại giày “Tình cảm thanh niên” và “Tình cảm nho nhã”, chẳng những thu hút được người trẻ tuổi tới tranh nhau mua, mà ngay cả người già cũng thích mua để cho mình càng trẻ trung.
Ngoài việc gắn tên ra, mỗi loại giày đều có những điều thú vị riêng. Ví dụ như các tên giày “Điệu múa lắc người”, “Phẫn nộ”, “Nước mắt”, “Cười”, “Tình yêu”…gây ấn tượng khó phai cho khách mua hàng. Cách tiêu thụ sản phẩm bằng cách gắn cho chúng những “tình cảm” này đã mang lại hiệu quả nhiều năm cho công ty và luôn đạt doanh thu khổng lồ. Đến năm 1987, tổng doanh thu của công ty đã lên tới 6 tỷ USD, Thương hiệu của công ty nổi tiếng gần xa, sản phẩm phổ biến trên toàn nước Mỹ.
Bài học kinh doanh: Đưa nội dung tình cảm vào trong sản phẩm, kích thích ham muốn mua hàng của người tiêu dùng, từ đó rất thành công trong cuộc chiến tâm lý, mang nó hòa chung vào tình cảm của người tiêu dùng.
No comments:
Post a Comment